back to top

Cá nhân chỉ được giao dịch dưới 10 lần một năm và mỗi hợp đồng không quá 300 tỷ

Thích là share:

Số lần giao dịch cá nhân kinh doanh bất động sản bị giới hạn dưới 10 lần một năm và mỗi hợp đồng không quá 300 tỷ đồng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 96/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/8

Quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023. Theo đó, cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ không thuộc trường hợp phải lập dự án đầu tư. Số lần giao dịch bị giới hạn dưới 10 lần một năm và mỗi hợp đồng không quá 300 tỷ đồng. Trường hợp giao dịch một lần trong năm thì không tính giá trị.

Theo Luật Kinh doanh bất động sản 2023, cá nhân kinh doanh bất quy mô nhỏ không phải thành lập doanh nghiệp, nhưng phải kê khai nộp thuế. Tương tự, tổ chức bán, cho thuê nhà, công trình xây dựng hay một phần diện tích sàn xây dựng không nhằm để kinh doanh cũng bị giới hạn số lần mua bán. Họ cũng phải kê khai nộp thuế.

Như vậy, so với quy định cũ không nêu điều kiện cá nhân kinh doanh địa ốc quy mô nhỏ, quy định mới đã giới hạn cụ thể số lần giao dịch và giá trị hợp đồng trường hợp này.

Việc xác định rõ tiêu chí cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, mua đi bán lại bất động sản nhiều lần nhằm “lướt sóng” thị trường.

Quy định mới cũng siết chặt điều kiện hành nghề môi giới địa ốc. Theo đó, từ ngày 1/8, môi giới phải có chứng chỉ hành nghề và hoạt động trong sàn giao dịch, công ty môi giới bất động sản hay công ty tư vấn, quản lý địa ốc. Điều này đồng nghĩa cá nhân không được hành nghề môi giới tự do như trước đây (Từ Điều 18 đến Điều 33 Nghị định 96/2024/NĐ-CP).

Việc quy định giới hạn số lần giao dịch sẽ tác động như thế nào đối với công chứng?

Thứ nhất, số lần giao dịch được hiểu như thế nào?

– Tổng số tất cả các giao dịch có thông qua công chứng, chứng thực và giao dịch không bắt buộc phải thông qua công chứng, chứng thực?

– Tổng số lần giao dịch chỉ bảo gồm các hợp đồng, giao dịch đã hoàn thành nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí và đã được cấp Giấy chứng nhận? Hay phải bao gồm các hợp đồng, giao dịch đã ký sau đó hủy làm lại hoặc giao dịch với bên thứ ba?

– Tổng số lần giao dịch chỉ bảo gồm bán/chuyển nhượng hay cả bán/chuyển nhượng, mua/nhận chuyển nhượng?

Thứ hai, số lần giao dịch được thống kê như thế nào?

Trường giao dịch tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau nhưng không có sự liên thông thì dẫn đến việc khó khăn trong thống kê để công chứng, chứng thực hoặc từ chối công chứng, chứng thực.

Như vậy, cần có sự phối hợp và hướng dẫn cụ thể để mới có thể thực hiện đúng quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2024/NĐ-CP.

TOP XEM

BÀI VIẾT MỚI